Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

Nhóm Zoonoses đạt giải Nhất quốc gia và Giải Nhì khu vực Châu Á cuộc thi phóng sự ảnh AAW do FAO tổ chức

Vừa qua, trong khuôn khổ Tuần lễ Truyền thông về Kháng thuốc 2017, Văn phòng Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (RAP) thuộc Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp Quốc (FAO) đã tổ chức cuộc thi phóng sự ảnh, kể chuyện qua ảnh lần đầu tiên tại Châu Á. Chủ đề toàn cầu của cuộc thi về các thực hành chăn nuôi tốt nhằm tăng cường việc phòng chống và kiểm soát nhiễm khuẩn.

Bộ ảnh "GIẢM SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI: NỖ LỰC VÌ LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG" của nhóm Zoonoses đã xuất sắc đạt Giải Nhất cấp Quốc gia và Giải Nhì Khu vực Châu Á.




PGS.TS Ngô Thị Hoa - nhận bằng khen và giải thưởng từ Đại diện FAO - Việt Nam

Bộ ảnh đoạt giải được sử dụng để làm tài liệu tuyên truyền tại sự kiện


Dưới đây là bộ ảnh đoạt giải


Bộ ảnh – GIẢM SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI: NỖ LỰC VÌ LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG



Anh Văn Phước Tới và chị Võ Thị Năm – chủ trại gà đẻ ở ấp Phú Lợi C, Xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. 


Khởi nghiệp với 400 con gà, sau gần 20 năm, giờ đây trại nhà anh chị có hơn 30.000 con, và là một trong những nông hộ thành công điển hình ở địa phương. 


Trại của anh chị cho đến nay vẫn là nông hộ cá thể, chưa thuộc tổ chức, hiệp hội hợp tác xã nào, nhưng anh chị đã chủ động học hỏi, áp dụng và tuân thủ các biện pháp an toàn sinh học để có được sản phẩm chăn nuôi an toàn.

Trong suốt 12 tháng qua, anh kể trại gà của anh không cần dùng đến bất cứ loại kháng sinh nào. Thành công của anh chị là hành trình vượt khó ấn tượng, cùng với những trăn trở và sáng tạo đồng hành cùng cái tâm và hoài bão của đôi vợ chồng nông dân miệt vườn mong muốn sản phẩm trứng và thịt gà sạch của mình đến với người tiêu dùng trong nước và vươn xa hơn ra thị trường quốc tế. Chúng tôi gặp anh Tới và chị Năm trong khi thực hiện dự án “Gắn kết cộng đồng và nhà khoa học để giảm nguy cơ bệnh lây truyền từ động vật sang người (www.sceneri.org). Tuy anh chị không tham gia dự án của chúng tôi, nhưng anh chị đều có mặt ở các buổi truyền thông của dự án tại cộng đồng. Câu chuyện thành công của anh chị là động lực cho chúng tôi thực hành bộ ảnh này. 


Anh Tới mãi trăn trở: “Tại sao mình phải dùng nhiều kháng sinh cho tốn tiền, mà sản phẩm thịt, trứng tồn dư kháng sinh ngay cả mình cũng không dám ăn? Không lẽ trứng mình sản xuất chỉ quanh quẩn bán ở địa phương mà không xuất khẩu được?”    


Nhận thức được tác hại của lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nhằm nâng cao giá trị thương phẩm, anh quyết tâm hoàn thiện quy trình sản xuất ra sản phẩm trứng sạch kháng sinh. 


Nhờ áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, bầy gà đang cho trứng của anh khỏe mạnh, cho năng suất cao và hoàn toàn không dùng kháng sinh trong suốt 12 tháng qua.


Triết lý của anh rất đơn giản: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cứ nghĩ gà cũng như mình, chỗ ở sạch sẽ, thông thoáng thì sẽ khỏe mạnh, ít bệnh, mà ít bệnh thì giảm dùng thuốc kháng sinh”. Anh đã cải tạo chuồng trại với lớp mái cao hai lớp cho gió đối lưu; lồng chuồng inox cao ráo, với mật độ từ 12 đến 14 con/m2, và nền chuồng tráng xi măng để dễ dàng dọn dẹp vệ sinh. 


Thuốc sát trùng được xịt trong chuồng trại 3 lần / tuần.


Anh Tới hạn chế tối đa khách đến thăm trại nhưng khi không thể từ chối, khách thăm trại sẽ phải bước qua lớp vôi rộng này!


Chiếc xe gắn máy 20 năm tuổi cũ kỹ được chuyên dùng cho hoạt động chăn nuôi dừng bên hàng rào lưới thép B40 ngăn cách khách không mời (động vật khác) vào trại gà.


Áp dụng thực hành cùng vào cùng ra và treo chuồng trong khoảng 1 tháng tránh lây nhiễm chéo giữa các đàn cũ và mới. 


Sau khi gà xuất chuồng, nền xi măng được rửa sạch và khử trùng bằng chế phẩm sinh học trong khoảng 20 ngày. Sau đó, vôi bột và mùn dừa, nguyên liệu mà theo anh là “nhiều vô kể ở xứ này”, được rãi dưới lồng chuồng để hút ẩm từ phân gà. Lớp mùn này được thay mới cứ sau mỗi 7-10 ngày trong thời gian nuôi gà để hạn chế mùi và ruồi trong trại.


Để bảo đảm thức ăn chăn nuôi không có kháng sinh, tôi đã mạnh dạn  đầu tư dàn máy trộn các nguyên liệu chất lượng do mình lựa chọn, gồm cám, bắp, bột cá, dầu ăn, và premix. Nhờ đó, chi phí sản xuất đã giảm đáng kể.”


Tôi tính 70% giá thành sản xuất nằm ở chỗ thức ăn chăn nuôi. Trong khi tôi không thể can thiệp giá cả thị trường, tui có thể chủ động giá thành sản xuất bằng cách thay thay thế thức ăn công nghiệp bằng thức ăn do tự mình pha trộn.”


Hệ thống nước uống thông minh được lắp đặt ở mỗi chuồng để đảm bảo nước uống luôn sạch sẽ (hệ thống ống màu vàng). Dung dịch nước uống chứa premix được để riêng.

Đọc tài liệu được cung cấp cho cộng đồng từ các dự án nghiên cứu tại địa phương.


Anh ấy chưa bao giờ vắng mặt bất kỳ cuộc hội thảo nào về chăn nuôi tổ chức ở địa phương. 


Anh tích cực duy trì các cuộc họp nhóm, vài lần trong tuần, với những nông dân khác để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi. 


Anh tin rằng “Sức khỏe quý hơn vàng”
Niềm vui bình dị của người nông dân miệt vườn là những phút giây vui chơi thể thao với bạn bè sau ngày làm việc vất vả để tăng cường sức khỏe. 


Niềm vui của người mẹ, người vợ khi chuẩn bị bữa cơm dinh dưỡng cho gia đình từ chính sản phẩm do mình sản xuất. 


Hạnh phúc nhỏ của chúng tôi khi cùng nhau quây quần bên bữa tối ấm cúng. Nhìn hai đứa con đang lớn lên với những bữa cơm dinh dưỡng, bao nỗi nhọc nhằn của chúng tôi dường như tan biến.”

Bọn trẻ cần được khỏe mạnh


… và có tuổi thơ hồn nhiên vui vẻ với bạn bè.

Tui luôn tâm niệm, làm bất cứ việc gì cũng xuất phát từ “chữ tâm”: đó là sự quyết tâm, và là cái tâm của mình để đưa ra được những sản phẩm an toàn cho cộng đồng, đặc biệt là cho sức khỏe của thế hệ tương lai, trong đó có con em tụi tui. Những đứa trẻ của chúng ta cần sống trong môi trường trong lành và ăn những sản phẩm sạch, giàu dinh dưỡng. Điều đó thúc đẩy tui không ngừng trau dồi và học hỏi để hoàn thiện hơn nữa chuỗi biện pháp an toàn sinh học mà trại mình đang áp dụng hiện nay.”

“Chúng tôi mong chờ sự thành lập của một tổ hợp tác hay hợp tác xã, nơi mà chúng tôi có thể gắn kết với nhau và cùng cam kết thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Điều này sẽ đảm bảo sản phẩm trứng sạch và an toàn mà chúng tôi sản xuất không chỉ phục vụ cho bà con trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra thị trường quốc tế”. 


Những người thực hiện bộ ảnh














Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét